Tìm hiểu bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán có thể giúp cho người sử dụng biết được “sức khỏe” của một doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp hơn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các kiến thức về bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính. Ở đó chúng phản ánh toàn bộ các giá trị tài sản và nguồn hình thành của doanh nghiệp trong thời gian xác định. Có thể 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.

Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán có 2 phần chính bao gồm tài sản và nguồn vốn. Trong đó tổng giá trị tài sản luôn luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn ở thời điểm xác định.

Trong đó tài sản được chia thành tài sản ngắn hạn và dài hạn. Vốn được chia thành nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Dưới đây là một kết cấu cơ bản của một Bảng cân đối kế toán:

Tài sảnNguồn vốn
Tài sản ngắn hạn:
– Tiền
– Đầu tư tài chính ngắn hạn
– Phải thu ngắn hạn
– Hàng tồn kho
– Tài sản ngắn hạn khác
Nợ phải trả ngắn hạn:
– Phải trả ngắn hạn
– Người mua trả tiền trước
– Vay nợ tài chính ngắn hạn
– Dự phòng phải trả ngắn hạn
Nợ phải trả dài hạn:
– Phải trả dài hạn
– Vay nợ tài chính dài hạn
– Dự phòng phải trả dài hạn
Tài sản dài hạn:
– Tài sản cố định
– Phải thu dài hạn
– Đầu tư tài chính dài hạn
– Tài sản khác dài hạn
Vốn chủ sở hữu:
– Vốn góp chủ sở hữu
– Thặng dư vốn cổ phần
– Cổ phiếu quỹ
– Quỹ đầu tư phát triển,…
– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Những chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng phản ánh “sức khỏe” của doanh nghiệp. Vì vậy nó thể hiện tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp. Trong đầu tư chứng khoán thì người ta thường xem xét rất kĩ lưỡng về bảng cân đối kế toán để tìm được cổ phiếu của doanh nghiệp tốt.

Bảng cân đối kế toán thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản giúp người phân tích nhận được sự phân bổ các loại tài sản trong doanh nghiệp. Từ đó nhìn ra rõ vấn đề của một doanh nghiệp. Có khả năng mua sản xuất và tạo ra lợi nhuận trong tương lai hay không.

Việc xem xét cơ cấu tài sản cũng phụ thuộc vào từng ngành nghề nhất định. Ví dụ các ngành may mặc có mục hàng tồn kho lớn bởi cần phải lưu trữ để phục vụ sản xuất thành phẩm trong thời gian dài.

Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn được tính bằng ách lấy khoản nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn. Từ đó người phân tích sẽ hiểu rõ khả năng tự chủ tài chính và mức độ rủi ro khi thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp.

Theo đó có nhiều công thức tính theo các hệ số khác nhau bao gồm:

  • Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn)/Tổng tài sản
  • Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
  • Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/TSCĐ bình quân trong kỳ

Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

Đây là một hệ số thể hiện khả năng sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh. Nếu hệ số vòng quay tài sản càng cao thì càng tốt.

Vòng quay hàng tồn kho

  • Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân trong kỳ hoặc doanh thu thần/hàng tồn kho bình quân trong kỳ
  • Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365 (ngày)/Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng xoay vòng hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao thì càng tốt.

Các khả năng thanh toán

  • Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản ngắn hạn (dài hạn)/Nợ phải trả

Khả năng thanh toán là chỉ số thể hiện được liệu một doanh nghiệp có thể trả được khoản nợ hay không. Từ đó có thể phát hiện được những doanh nghiệp có tài chính mạnh hay những doanh nghiệp đang phải chịu nợ quá nhiều.

Như vậy trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc tiếp cận về đánh giá doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán.

Gợi ý cho bạn

Bình luận

Bình luận